Nâng cấp nhiều quốc lộ tại Tuyên Quang, Hà Giang

Sẽ có đường cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang

Tại Tuyên Quang, báo cáo Bộ trưởng, ông Chẩu Văn Lâm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, hệ thống quốc lộ qua địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư nâng cấp, cải tạo như: QL37, QL2C Ql2, QL279… Đến hết năm 2013, số km đường GTNT được nhựa hóa, bê tông hóa đã đạt 85% kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, vẫn còn 101 km đường từ trung tâm cấp huyện đi trung tâm cấp xã chưa được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 9 thôn bản chưa có đường ô tô đến trung tâm và hơn 1.300km đường GTNT vẫn là đường đất.

Theo ông Lâm, bên cạnh phát triển giao thông nội tỉnh, Tuyên Quang hiện giờ rất cần được kết nối tốt hơn với các tỉnh đồng bằng, lãnh đạo tỉnh đề xuất Bộ GTVT sớm cho phép triển khai dự án đường cao tốc từ Phú Thọ đi Tuyên Quang. Trước đề nghị của tỉnh, Bộ trưởng Đinh La Thăng đồng ý bổ sung 18,4km cao tốc này vào quy hoạch và giao các cục, vụ liên quan tìm nguồn vốn, phân kỳ đầu tư hợp lý. Bộ trưởng cũng  yêu cầu các cơ quan liên quan phối hợp với tỉnh nghiên cứu tổng thể phát triển hệ thống giao thông Tuyên Quang.

Nâng cấp nhiều quốc lộ

Tại buổi làm việc tại Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cũng đề nghị Bộ GTVT bố trí vốn triển khai thi công Dự án xây dựng QL4C, QL279 đoạn Việt Vinh - Nghĩa Đô, nâng cấp QL34; thi công hoàn thiện dự án QL4 đoạn nối Lào Cai - Hà Giang đang dang dở. Cùng đó, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng đoạn nối QL4 tại Thanh Thủy với QL4C dài 18km để nối thông QL4 với QL4C - Cao nguyên địa chất toàn cầu đá Đồng Văn...

“Hà Giang là tỉnh nghèo, nguồn thu hạn chế nhưng nhu cầu xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ khai thác công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn là rất cấp thiết. Do vậy, ngoài việc sửa chữa đầu tư xây dựng hoàn thiện nền - mặt đường - tường hộ lan tuyến QL4C còn phải xây dựng sửa chữa hai tuyến chính của đường tỉnh là 176 (Yên Minh - Mèo Vạc); Đồng Văn -  Cột cờ Lũng Cú và Sà Phìn - Ma Lé” - ông Sơn bổ sung. Ông Sơn đề nghị Bộ GTVT tìm nguồn hỗ trợ 46,3 tỷ đồng nâng cấp các tuyến đường này.

Ghi nhận Hà Giang đã rất nỗ lực trong phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh,  Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sẽ dành ưu tiên cho tỉnh địa đầu Tổ Quốc để tăng cường thông thương giữa Hà Giang với Tuyên Quang qua QL2, với Lào Cai qua QL279 và nối với Cao Bằng qua QL34. Đối với các tuyến đường này, Bộ trưởng chỉ đạo khi có vốn ngân sách, cần tập trung làm dứt điểm những đoạn cấp thiết. Đoạn nào chưa thể làm thì phải sửa chữa, đảm bảo giao thông êm thuận. Bộ trưởng cũng đồng tình với kiến nghị xây cầu Yên Biên mới thay thế cầu cũ đã được xây dựng từ năm 1976, hiện đã xuống cấp không đủ hoạt tải cho xe tải, xe khách qua lại.

Phải kéo giảm TNGT

Làm việc tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu cả hai tỉnh phải tập trung hơn nữa để kéo giảm TNGT. Báo cáo Bộ trưởng, ông Chẩu Văn Lâm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, tỉnh đã rất quyết liệt kiểm soát tải trọng xe. Các trạm cân có thời điểm hoạt động 24/24h, yêu cầu buộc hạ tải nhiều trường hợp.

Biểu dương Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng đảm bảo trật tự ATGT, tai nạn không tăng, không có vụ tai nạn nào liên quan đến xe khách, xe taxi tuy nhiên các lực lượng chức năng không được lơi là, phải chú trọng TTKS tại các tuyến đường giao thông nông thôn và quốc lộ, Bộ trưởng chỉ đạo.

Còn tại Hà Giang, tai nạn giảm nhưng số người chết lại tăng, phương tiện giao thông tăng rất nhanh, Bộ trưởng đề nghị UBND tỉnh Hà Giang cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để kéo giảm TNGT cả 3 tiêu chí. “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Phải tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền vận động người dân chấp hành Luật GTĐB” - Bộ trưởng lưu ý
- Nghiên cứu kỹ cách bố trí thiết bị trong xưởng để bố trí đèn hợp lý, tránh bị che khuất, hạn chế chói lóa (không treo đèn thấp dưới 2,5 m), đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng, thay thế; Một số xưởng ngoài việc chiếu sáng chung cần thiết phải tăng cường chiếu sáng cục bộ hoặc các thiết bị chiếu sáng cầm tay (di đông) phục vụ lắp đặt sửa chữa máy móc;
- Đối với các xưởng thông thường, giải pháp chiếu sáng thông thường là chiếu sáng trực tiếp (đèn lắp trên trần, xà, cột, xích vv.. chiếu xuống). tuy nhiên có một số xưởng có cao độ lớn, không có khả năng lắp đặt đèn hoặc khó khăn trong việc vận hành bảo dưỡng có thể sử dụng giải pháp chiếu sáng gián tiếp (sử dụng các đèn pha lắp ở cao độ thấp chiếu lên các tấm gương lắp phía trên khu vực cần chiếu);
- Việc điều khiển: nên điều khiển theo từng vùng, vị trí đóng cắt thuận tiện, thiết kế thêm các ổ cắm di động phục vụ các thiết bị chiếu sáng cầm tay. Ngoài ra, cần lưu ý đến hệ thống chiếu sáng sự cố và chiếu sáng bảo vệ.
Được đăng vào

Viết bình luận